Cuộc nổi dậy của người Hà Lan Vương tộc Orange-Nassau

"The Nassau Cavalcade", các thành viên của Nhà Orange-Nassau trong cuộc diễu hành vào năm 1621 từ một bản khắc của Willem Delff. Từ trái sang phải ở hàng đầu tiên: Thân vương Maurice, Thân vương Philip WilliamThân vương Frederick Henry.[7]

Mặc dù Hoàng đế Karl V là người chống lại cuộc Cải cách Tin lành, nhưng ông đã cai trị các vùng lãnh thổ của Hà Lan một cách khôn ngoan và quan tâm đến các phong tục địa phương. Ông không bức hại các đối tượng theo đạo Tin lành trong lãnh địa của mình trên quy mô lớn. Con trai ông là Hoàng đế Philip II thừa hưởng ác cảm của ông đối với những người theo đạo Tin lành nhưng không hề không ngoan trong việc tiếc chế cảm xúc. Dưới thời trị vì của Philip, một cuộc đàn áp thực sự đối với những người theo đạo Tin lành đã được bắt đầu và các loại thuế đã được tăng lên mức thái quá. Sự bất mãn nảy sinh và William của Orange (với tuổi thơ mơ hồ theo đạo Luther của mình) đã đứng lên bảo vệ những cư dân Tin lành (chủ yếu là người theo Thần học Calvin) ở Hà Lan. Mọi thứ trở nên tồi tệ sau khi Chiến tranh Tám mươi năm bắt đầu vào năm 1568, nhưng cuộc chiến đã trở nên thuận lợi cho ông khi các phiến quân Tin lành tấn công từ Biển Bắc chiếm được Brielle, một thị trấn ven biển ở Nam Holland ngày nay vào năm 1572. Nhiều thành phố ở Holland bắt đầu ủng hộ William. Trong những năm 1570, ông đã nhiều lần phải bảo vệ các vùng lãnh thổ cốt lõi của mình ở Holland, nhưng trong những năm 1580, các thành phố nội địa ở Holland đã được đảm bảo an toàn. William của Orange được coi là một mối đe dọa đối với sự thống trị của Tây Ban Nha trong khu vực và bị ám sát vào năm 1584 bởi một kẻ giết thuê do Philip gửi đến.[5][6][8]

William được kế vị bởi con trai thứ hai của ông là Maurice, Thân vương xứ Orange, một người theo đạo Tin lành, ông nhanh chống chứng tỏ mình là một chỉ huy quân sự xuất sắc. Tài năng lãnh đạo của ông cộng thêm cái chết của Philip II vào năm 1598, đã cho Maurice những cơ hội tuyệt vời để chinh phục những phần lãnh thổ rộng lớn của Hà Lan ngày nay.[5][9] Năm 1585, Maurice được bầu làm stadtholder của các tỉnh Holland và Zealand, làm người kế vị của cha mình và là người đối trọng với đại diện của Elizabeth, Đệ nhất Bá tước xứ Leicester. Năm 1587, ông được bổ nhiệm làm đại tướng (tổng chỉ huy quân sự) của quân đội Cộng hòa Hà Lan. Vào những năm đầu của thế kỷ XVII, đã nổ ra những cuộc tranh cãi giữa các stadtholder theo chủ nghĩa tập trung quyền lực với một nhóm các thương gia quyền lực do Johan van Oldebarnevelt lãnh đạo — vì Maurice muốn có nhiều quyền lực hơn trong nước Cộng hòa. Maurice giành chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực này bằng cách tiến hành ám sát Oldebarnevelt.[6][9]